85 Nguyễn Thái Học, q.Tân Phú, Tp.HCM

Giải pháp quản lý trường mầm non hiệu quả

Để trường mầm non hoạt động hiệu quả thì cần có một giải pháp quản lý phù hợp. Phương pháp quản lý của bạn hiện đã tối ưu và hiệu quả chưa? Nếu chưa thực sự tối ưu, hãy tham khảo giải pháp quản lý trường mầm non hiệu quả mà bài viết của Họa sĩ Nhí sẽ chia sẻ ngay sau đây nhé.

Thực trạng tình hình quản lý trường mầm non hiện nay

Muốn có giải pháp phù hợp và đem tới hiệu quả cao, trước tiên bạn cần hiểu rõ tình hình thực trạng quản lý. Bao gồm cả các đầu công việc cần quản lý và những vấn đề còn tồn đọng.

Các công việc cần quản lý

Quản lý trường mầm non sẽ bao gồm rất nhiều công việc như:

  • Quản lý chung, quản lý điều phối chuyên môn, giám sát thực hiện các công việc hàng ngày của giáo viên;
  • Nghiên cứu và thống nhất giáo án triển khai cùng các giáo viên;
  • Trao đổi với phụ huynh về các vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ;
  • Xây dựng kế hoạch phát triển và quảng bá trường học;
  • Các công việc theo sự phân công của ban lãnh đạo;
  • Tham gia tổ chức các hoạt động cho trẻ;
  • Quản lý mục tiêu giáo dục, chăm sóc trẻ;
  • Quản lý phương pháp, nội dung giáo dục và chăm sóc trẻ;
  • Quản lý trẻ về nhận thức, kiến thức và kỹ năng;
  • Quản lý cán bộ, công nhân viên chức của trường;
  • Quản lý cơ sở vật chất, tài chính;
  • Quản lý về quy chế, phát triển quy mô học sinh, kiểm định chất lượng & thi đua khen thưởng,…

Tùy vào từng quy mô, mô hình hoạt động của từng trường mầm non mà các hạng mục quản lý có thể thêm hoặc bớt đi. Về cơ bản, quản lý trường mầm non bao gồm các công việc như vậy.

Vấn đề còn tồn đọng

Phát hiện được những điểm chưa được, hạn chế còn tồn đọng trong quá trình quản lý sẽ giúp đưa ra giải pháp quản lý phù hợp.

Trong quản lý trường mầm non, bạn hãy chú trọng tới:

  • Công tác quản lý là nhiệm vụ xuyên suốt cần thiết thực hiện đồng bộ & hiệu quả.
  • Chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn cao, có tâm & yêu nghề.
  • Hệ thống cơ sở vật chất đáp ứng tốt nhu cầu học tập, phù hợp với điều kiện từng vùng, miền.
  • Phát triển nền giáo dục, phương pháp & kiến thức giảng dạy,…

Đầu tư vào quản lý giáo dục mầm non là đầu tư vào để tạo ra những thế hệ tương lai của đất nước. Bởi vậy, bạn càng xác định rõ ràng, đúng đắn các vấn đề và thực hiện quản lý hiệu quả thì chất lượng đầu ra sẽ càng cao.

Giải pháp quản lý trường mầm non mang lại hiệu quả cao

Sau đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm quản lý trường mầm non tại Việt Nam bạn có thể tham khảo:

Xây dựng các biện pháp

Một bộ máy có rất nhiều nhánh, nhà quản lý phải nắm bắt toàn bộ và đảm bảo chúng có sự liên kết và hoạt động nhịp nhàng. Trong quá trình quản lý, bạn nên đưa ra các biện pháp cho từng khía cạnh.

Ví dụ như:

  • Thực hiện dân chủ hóa trường học, mọi đứa trẻ đều có quyền bình đẳng và được chăm sóc như nhau. Công bằng trong việc phân công nhiệm vụ cho từng giáo viên,…
  • Thường xuyên đào tạo & nâng cao nghiệp vụ đội ngũ giáo viên, cán bộ nhân viên;
  • Xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ nhưng cũng thường xuyên tạo cuộc thi đua ngầm để thúc đẩy giáo viên và các em học sinh tiến bộ từng ngày.
  • Quan tâm tới chất lượng giáo dục, giao bài tập, chữa, đánh giá.
  • Thường xuyên quan tâm tới đời sống sinh hoạt cán bộ nhân viên, các học sinh và gia đình của các em,…

Xây dựng cơ sở vật chất

Cơ sở vật chất ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy và việc chăm sóc các em nhỏ. Bởi vậy, nhà quản lý cần có một kế hoạch xây dựng, cải tạo nếu chưa đạt hiệu quả.

Bạn cần lên kế hoạch xây dựng từ năm học này đến năm học tiếp theo (1 năm, 3 năm, 5 năm, 10 năm,…). Sau đó, hãy cụ thể hóa từng kế hoạch, lập phương án, hình thức huy động vốn để xin chủ trương.

Trường hợp trường mầm non tư thục sẽ làm việc với ban lãnh đạo, trường công lập sẽ xin ngân sách từ nhà nước & ngành hỗ trợ. Ngoài ra, nhà trường có thể huy động đóng góp từ phụ huynh, các quỹ phong trào mạnh thường quân,…

Đảm bảo chất lượng giáo dục toàn diện

Hãy chú trọng vào giáo dục đạo đức giáo viên và học sinh. Hãy tạo mọi điều kiện, cơ hội để giáo viên tích cực đổi phương pháp, hình thức giảng dạy nhằm đem tới hiệu quả giáo dục cao.

Kết hợp việc học và hành, gắn học hành với vui chơi lý thú nhằm giúp các bé tiếp nhận kiến thức bổ ích một cách tự nhiên nhất.

Xây dựng mối quan hệ gia đình – nhà trường – xã hội

Mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội cần có sự gắn kết mất thiết, tác động & hỗ trợ nhau để tạo nên một đứa trẻ. Nhà quản lý cần thường xuyên kết nối, lắng nghe giảng viên và ngược lại.

Việc giáo dục trẻ cũng cần phù hợp xu thế thời đại để các em tiếp nhận kiến thức mới và phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần phải có mối quan hệ tốt với các lãnh đạo, cấp chính quyền, ban ngành đoàn thể, đối tác giáo dục….

Làm tốt công các xã hội hóa giáo dục

Công tác xã hội giáo dục ở đây được hiểu là xây dựng phong trào học tập trong toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Bao gồm: xây dựng môi trường trong nhà trường, gia đình, xã hội tích cực. Bên cạnh đó, nhà quản lý cần đảm bảo sự đa dạng về hình thức giáo dục, chuẩn hóa nguồn lực.

Chỉ đạo bằng kế hoạch

Mỗi trường mầm non sẽ có giải pháp quản lý khác nhau. Nhưng dù là môi trường nào cũng cần có kế hoạch quản lý cụ thể, sát thực tiễn và thực khả thi.

Giáo viên cũng cần có mục tiêu, kế hoạch riêng để thực hiện cho tốt. Phụ huynh cũng cần nắm bắt được thông tin giáo dục từng bước và kết hợp hỗ trợ nhà trường giáo dục con.

Sử dụng hệ thống quản lý đồng bộ – phần mềm quản lý trường mầm non

Sử dụng phần mềm quản lý trường mầm non chuyên nghiệp từ các công ty lập trình phần mềm sẽ là giải pháp hữu hiệu để nhà quản lý thực hiện công việc dễ dàng hơn.

Nhờ có phần mềm quản lý, mọi hoạt động của trường học đều trong tầm kiểm soát. Hiệu trường và ban lãnh đạo trường quản lý được luồng thông tin, nắm bắt các hoạt động chi tiết dù ở bất kỳ nơi đâu. Phụ huynh có thể theo dõi được tình hình con trẻ và trao đổi với nhà trường ngay trên hệ thống tạo tương tác tốt hơn. Các dữ liệu, thông số được lưu trữ, tính toán và báo cáo chi tiết. Nhà quản lý sẽ cập nhật được kết quả báo cáo chính xác, hạn chế sai sót nhất.

Hiện nay hầu hết các phần mềm quản lý trường mầm non sẽ đồng bộ mọi hoạt động trong một hệ thống duy nhất như một phần mềm training nội bộ. Từ quản lý chương trình học tập, sức khỏe & y tế cho trẻ, trao đổi với phụ huynh, quản lý sự kiện, tài chính, số lượng, quản lý học sinh mầm non,… nhà quản lý chỉ cần một công cụ có thể theo dõi được toàn bộ.

Tuy nhiên, không phải phần mềm nào cũng chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu, đặc trưng giáo dục và quy mô của từng trường. Bởi vậy, bạn cần xem xét nhu cầu của trường bạn quản lý và lựa chọn phần mềm chất lượng, uy tín cao.

Một số phần mềm quản lý trường mầm non hiệu quả nhất hiện nay

Nếu bạn cần sự gợi ý, 3 cái tên phần mềm quản lý trường mầm non hiệu quả dưới đây sẽ là lựa chọn đáng để xem xét.

Phần mềm quản lý trường học của Mona LMS

Mona LMS thực chất là một hệ thống quản lý giáo dục toàn diện kết hợp Elearning học trực tuyến cực kỳ hiện đại.

Phần mềm này công ty Mona Media phát triển nhằm đem tới cho bạn giải pháp quản lý toàn bộ nghiệp vụ trong ngành giáo dục, kết nối online và offline. Mona LMS phù hợp nhiều mô hình trường mầm non, trung tâm giáo dục khác nhau.

Hệ thống sỡ hữu hơn 1000 tính năng, 50 cấu hình được tích hợp sẵn giúp tùy chỉnh và phát triển ngay theo yêu cầu từng trường học. Cấu hình quản lý dễ dàng, tải nhanh, bảo mật tuyệt đối, báo cáo trực quan. Đây sẽ là giải pháp quản lý toàn diện nhất bạn nên tham khảo.

Phần mềm quản lý của Kidsoft

Khác với Mona LMS, Kidsoft chỉ phục vụ cho trường mầm non. Phần mềm tham gia vào hoạt động quản lý nhà trẻ mẫu giáo, đặc biệt ở khẩu phần ăn, dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp các tính năng quản lý hồ sơ học sinh, cán bộ giáo viên và nhiều hoạt động khác của trường.

Phần mềm KidsOnline

KidsOnline là giải pháp dành riêng cho trường mầm non. Nó có chức năng chính là quản lý nhà trẻ mẫu giáo trực tuyến và hoạt động tại nhà trẻ. Ứng dụng giúp hiệu trưởng và cấp lãnh đạo quản lý mọi hoạt động từ thu – chi ăn uống, cơ sở vật chất, học viên, giáo viên, tài chính – kế toán,… giúp tối ưu công sức và thời gian cho nhà trường nói chung và người quản lý nói riêng.

Quản lý giáo dục luôn đòi hỏi tính đồng bộ, xuyên suốt. Bởi vậy, bạn cần tìm được giải pháp phù hợp và có sự thống nhất trong mọi hoạt động. Trên đây là một số chia sẻ giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm hữu ích trong quản lý trường mầm non. Hi vọng sẽ giúp ích nhiều cho bạn.